Có bao nhiêu phương pháp lọc không khí phổ biến hiên nay? Không khí ngày càng ô nhiễm, nồng độ bụi, bụi mịn và các khí độc hại trong môi trường ngày càng tăng lên. Không chỉ ở bên ngoài mà nguồn khí trong nhà cũng đang trong mức đáng báo động. Đặc biệt là các khu đô thị và khu công nghiệp.
Chúng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Các bệnh thường thấy khi sống trong môi trường ô nhiễm: Viêm da; viêm phổi; dị ứng, các bệnh về mắt,…
Chính vì vậy việc nghiên các công nghệ lọc khí thế hệ mới hiệu quả hơn; tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí hơn luôn được quan tâm hàng đầu. Những thiết bị lọc không khí dần dần đã không còn xa lạ với con người. Các thiết bị được sản xuất với đủ hình dạng và kích cỡ; màu sắc đẹp mắt để phù hợp hợp với không gian sử dụng. Để hiểu hơn về nguyên lý lọc không khí hãy cũng tongkhodieuhoa.com tìm hiểu “các phương pháp lọc không khí phổ biến hiện nay“.
1. Phương pháp lọc không khí bằng công nghệ HEPA
HEPA là từ viết tắt của High Efficiency Particulate Air; công nghệ HEPA đã được sử dụng trong nhiều năm để lọc khí với khả năng lọc được những hạt siêu nhỏ ở kích thước từ 0,3 micromet trở lên trong khi mắt người chỉ có thể thấy được những hạt có kích thước 10 micromet. Bộ lọc HEPA có thể giữ lại bụi bẩn và các vi khuẩn; vi rút để trả lại cho chúng ta luồng không khí sạch sẽ và vệ sinh hơn.
Bộ lọc HEPA được cấu thành từ chất liệu sợi được gấp lại thành nhiều lớp; có hình dáng như chiếc đàn Accodion. Với cấu tạo này! Màng lọc HEPA như một mê cung các sợi được bố trí ngẫu nhiên tạo ra một bề mặt lớn; dày để khi không khí bẩn được quạt gió đẩy vào thì tất cả các hạt bụi và vi khuẩn sẽ bị mắc kẹt tại màng.
Với nguyên lý hoạt động như trên , khi sử dụng công nghệ màng lọc HEPA; khi quá nhiều bụi bẩn và vi khuẩn bị giữ lại tại màng thì không khí sẽ không thể đi qua được nữa. Đó là lúc chúng ta cần thay một chiếc màng mới. Thông thường thì thời gian sử dụng cho một chiếc màng lọc HEPA là tử 2 đến 4 năm.
2. Phương pháp lọc không khí bằng công nghệ than hoạt tính
Than hoạt tính là một công nghệ tinh vi được sử dụng trong thanh lọc không khí. Nó rất hiệu quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm dạng khí như VOCs và mùi hôi.
Than hoạt tính là than thường hoặc than củi đã được xử lý đặc biệt để đạt hiệu quả cao. Trước khi than được đưa vào sử dụng trong máy lọc không khí sẽ phải trải qua quá trình nhiệt hóa than. Nhiệt độ trong quá trình tạo nhiệt sẽ tách carbon (than) ra khỏi cấu trúc ban đầu; và chuyển hóa than thành bột than hoạt tính. Cấu trúc lỗi rỗng trong than hoạt tính giúp giữ lại và vô hiệu hóa các phân tử hay các hạt bụi siêu nhỏ. Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn (từ 500 đến 2.500 m2/g-tương đương với khoảng 260m2); nên được coi là một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại hóa chất độc hại.
Máy lọc không khí loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs độc hại có trong sơn; keo, vecni, các chất khử mùi, thuốc chống côn trùng; chất làm sạch phòng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có mùi thơm; đồng thời cũng loại bỏ khói và mùi hôi cứng đầu bắt nguồn từ thuốc lá, loại bỏ formaldehyd có trong đồ gỗ dán, tủ và thảm.
3. Phương pháp lọc không khí bằng công nghệ UV
Công nghệ tia UV thường được kết hợp với các hệ thống lọc khí vì nó không thực sự loại bỏ hết các hạt trong không khí. Tác dụng tuyệt vời của tia UV chính là diệt vi trùng và các vi khuẩn, vi rút. Trong những thiết bị lọc không khí sử dụng tia UV, những chiếc đèn phát ra tia UV và khi không khí đi qua các tế bào vi sinh bật sẽ bị sẽ bị phá hủy hoàn toàn.
Những chiếc máy lọc không khí UV sẽ chuyển đổi các phân tử Oxi và nước thành khí Ozone và Hidroxyl. Sau đó các phân tử hoạt tính này sẽ tìm đến các chất gây ô nhiễm không khí. Phá hủy chúng thành các thành phần không gây hại như nước và cacbon dioxide.
Với các máy lọc không khí sử dụng tia UV hiệu quả hoạt động của máy phụ thuộc vào công suất của ánh sáng; thời gian không khí tiếp xúc với ánh sáng UV. Ưu điểm của công nghệ UV là rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi rút vi khuẩn; nhưng nó lại không có tác dụng với bụi bẩn trong không khí.
4. Phương pháp lọc không khí bằng công nghệ ion âm
Các ion âm cũng được hình thành bởi các quá trình tự nhiên như sét; ánh sáng mặt trời, thác nước và sóng biển. Nhưng do quá trình đô thị hóa nhanh chóng và mất độ che phủ của rừng. Việc các ion âm được sản xuất tự nhiên đã bị ảnh hưởng sâu sắc dẫn đến ô nhiễm không khí. Công nghệ ion âm tái tạo hiện tượng tự nhiên này; được sử dụng rộng rãi trong lọc không khí để loại bỏ các chất gây ô nhiễm.
1. Nguyên lý hoạt động
Để hiểu cách thức ion hóa hoạt động, trước tiên cần hiểu các anion và cation. Anion là các hạt tích điện âm hoặc các ion âm có thêm một hoặc nhiều electron. Tạo cho phân tử hoặc chất mang điện tích âm. Các cation là các hạt tích điện dương hoặc các ion dương thiếu một hoặc nhiều electron, tạo cho phân tử hoặc chất mang điện tích dương tổng thể.
Hầu hết các chất trong không khí có điện tích dương. Điều này tạo ra lực hút trái dấu giữa các hạt không khí (các chất ô nhiễm) tích điện dương và các ion khí tích điện âm (và tích điện dương) như N2 và O2. Ngay khi các hạt dương và các ion khí âm kết hợp với nhau. Chúng trở nên nặng hơn, rơi xuống đất hoặc dính vào các bề mặt, ngăn chặn sự dịch chuyển lơ lửng đi vào đường hô hấp. Sau đó, những hạt này được loại bỏ thông qua các hoạt động làm sạch thông thường như hút bụi, quét bụi, lau và rửa. Nếu các hạt được giải phóng trở lại vào không khí; chúng sẽ nhanh chóng bị ion hóa và lắng xuống mặt đất một lần nữa.
2. Công dụng
Hầu hết các máy lọc không khí tạo ra các ion âm để thu hút các chất ô nhiễm và làm sạch không khí; ion hóa không khí giúp giảm nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra (như salmonella). Công nghệ ion hóa được sử dụng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện nhằm giảm thiểu nhiễm trùng và lây truyền các bệnh truyền nhiễm.
5. Phương pháp lọc không khí bằng công nghệ ozone
Máy lọc không khí sử dụng công nghệ ozone sản suất ra khí ozone. Bản thân khí ozone là một chất oxi hóa mạng được cấu tạo bởi 3 nguyên tử oxi được liên kết bởi 1 liên kết bền và 1 liên kết kém bền. Sau khi được đưa ra không khí ozone sẽ bị tách 1 nguyên tử oxi và trở thành khí oxi và 1 ion âm.
Nhờ vậy với công nghệ làm sạch không khí bằng ozone những thiết bị lọc không khí ô zôn sẽ có tác động kép vừa tạo ra luồng không khí rồi rào oxi lại vừa có thể loại bỏ bụi bẩn và phá hủy các phân tử, các vi khuẩn , vi rút gây hại trong không khí.
Ngoài ứng dụng trong các thiết bị làm sạch không khí thì công nghệ ozone còn được sử dụng trong các loại máy ozon công nghiệp xử lý nguồn nước, máy ozon khử trùng môi trường, máy ozon dùng để khử độc thực phẩm, ,…