Vận hành hệ thống điều hòa trung tâm đúng kỹ thuật

Vận hành hệ thống điều hòa trung tâm đúng kỹ thuật

Hệ thống điều hòa trung tâm VRV là hệ thống điều hòa có khả năng làm lạnh nhanh, bền bỉ và công suất cao, được sử dụng phổ biến cho những công trình xây dựng có quy mô diện tích lớn. Thế nhưng với anh em thợ mới vào nghề sẽ chưa thực sự nắm được quy trình vận hành hệ thống điều hòa trung tâm. Để hiểu rõ hơn về quy trình vận hành VRV, VRF, hãy cùng tôi tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!

Vận hành hệ thống điều hòa trung tâm đúng kỹ thuật

I. Tổng quan giới thiệu về hệ thống điều hòa trung tâm

1.1 Giải thích về hệ thống điều hòa trung tâm VRV là gì?

Hệ thống điều trung tâm VRV (VRV viết tắt của từ tiếng Anh “Variable Refrigerant Volume”) là kiểu hệ thống máy lạnh dành cho các tòa nhà cao tầng, các khu vực có quy mô diện tích lớn và yêu cầu phải hạn chế vị trí lắp đặt quá nhiều dàn nóng giải nhiệt riêng rẽ.

1.2 Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller là gì?

Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller (hay hệ thống máy làm lạnh nước công nghiệp) là hệ thống điều hòa gồm các loại máy phát sinh ra nguồn lạnh. Đây là một trong những loại điều hòa tổng lắp đặt cho các công trình không thể dùng máy lạnh cục bộ.

Đặc biệt, hệ thống này chỉ sử dụng cho những tổ chức, nhà xưởng làm lạnh công nghiệp do có tác dụng cấp lạnh cho thực phẩm, nguyên vật liệu, đồ vật… Hoặc là máy sản xuất nước lạnh dùng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, dùng nước làm chất tải lạnh. Nước sẽ được làm lạnh qua bình bốc hơi (vào 12 độ C và ra 7 độ C).

II. Quy trình vận hành hệ thống điều hòa trung tâm chi tiết

Để vận hành hệ thống điều hòa trung tâm VRV trơn tru thì kỹ thuật viên cần có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nắm rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống này. Mời bạn đọc bài quy trình vận hành hệ thống điều hòa trung tâm để hiểu rõ nhất.

Quy trình vận hành hệ thống điều hòa trung tâm chi tiết

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành hệ thống

Bước kiểm tra đầu tiên này gồm 4 phần:

a. Kiểm tra nhiệt độ và môi trường đạt chuẩn

  • Để máy có thể hoạt động bình thường, nhân viên/kỹ thuật viên chuyên trách cần kiểm tra nhiệt độ môi trường có đạt chuẩn hay không.
  • Nhiệt độ ngoài trời chỉ được phép trong ngưỡng từ -5 đến 43 độ C để hệ thống điều hòa cho ra nhiệt độ tốt nhất.
  • Nhiệt độ trong phòng từ 21 – 32 độ C và độ ẩm cho phép ở mức dưới 80%.
  • Nhiệt độ không khí ngoài trời từ -15 độ C  đến 16 độ C.

b. Kiểm tra điện áp của hệ thống

Nguồn điện cung cấp cho hệ thống đạt chuẩn là 380v/50Hz/3, đủ dây pha và dây trung tính. Trong đó dải điện áp cung cấp chỉ được phép trong khoảng +-10% với nguồn điện cho dàn lạnh ở mức chuẩn là 220V.

c. Kiểm tra nguồn điện cung cấp

Kỹ thuật viên cần kiểm tra các chỉ số sau đây của nguồn điện dàn nóng:

  • Nguồn điện 380V/50Hz/3 đủ dây trung tính và dây pha
  • Mức điện áp cung cấp chỉ được phép ổn định trong khoảng +- 10%.
  • Nguồn điện phải được đảm bảo luôn luôn ổn định, không bị đảo thứ tự các pha.
  • Còn nguồn điện cho dàn lạnh ở mức chuẩn là 220V (+10%).

d. Kiểm tra các thiết bị trước khi vận hành hệ thống

Việc kiểm tra thiết bị này cần thiết cho lần vận hành đầu tiên, sau một thời gian không sử dụng hoặc trong quá trình vận hành. Gồm các công đoạn:

  • Đảm bảo dàn nóng được cấp điện 380V, tần số 50Hz, cả 3 pha và trung tính.
  • Kiểm tra đúng trình tự các pha cấp điện nguồn.
  • Kiểm tra nguồn điện và điều khiển dàn lạnh. Việc kiểm tra này vẫn rất cần thiết trong quá trình hoạt động. Bật Aptomat để cấp nguồn cho máy lạnh: đèn báo OPERATION (vận hành) sáng khi đang chạy và nháy khi ở chế độ chờ.
  • Kiểm tra sự liên kết giữa dàn nóng và lạnh. Nếu đèn Time trên dàn lạnh nhấp nháy, có nghĩa là nó đã bị ngắt kết nối khỏi dàn nóng.
  • Kiểm tra số lượng dàn lạnh được kết nối trên dàn mạch.
  • Sau khi chạy 1 chu kỳ vận hành, hãy kiểm tra xem dàn lạnh và ống thoát nước có bị rò rỉ hay không.

Bước 2: Chạy máy

  • Thực hiện cung cấp đủ nguồn điện cho dàn lạnh và dàn nóng.
  • Nếu có nhiều hệ thống điều hòa không khí trong tòa nhà thì bạn cần cấp nguồn cho tất cả dàn nóng và dàn lạnh trong cùng một hệ thống, tránh xung đột nguồn điện từ dàn nóng của hệ thống này sang dàn lạnh của hệ thống khác.
  • Thực hiện chạy máy theo nhu cầu của từng phòng. Bạn có thể điều chỉnh theo bộ điều khiển từ xa (đi kèm với từng máy lạnh trong dàn lạnh), cài đặt chế độ làm việc, nóng/lạnh và tốc độ quạt phù hợp.

Trên bộ điều khiển điều hòa trung tâm, bạn thiết lập các chế độ lạnh, sưởi, làm việc,… tốc độ quạt hay nhiệt độ phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Người dùng bấm vào nút ON/OFF trên bộ điều khiển gắn tường (có dây), điều khiển từ xa không dây hoặc bộ điều khiển trung tâm để dàn lạnh ở khu vực tương ứng hoạt động.

Lưu ý:

  • Tại dàn lạnh và dàn nóng không có báo lỗi nào nghĩa là máy hoạt động bình thường. Sau khi dàn lạnh hoạt động, bạn cần kiểm tra dàn nóng hoạt động và không khí lạnh thổi ra từ dàn lạnh.
  • Các dàn lạnh của cùng một hệ thống chỉ được phép hoạt động ở cùng một chế độ làm lạnh hoặc sưởi, và được sử dụng cho các dàn lạnh tương ứng. Không phải loại máy nào cũng có các chế độ làm lạnh và sưởi khác nhau.
  • Nếu xảy ra tình trạng xung đột nhu cầu sử dụng, hệ thống sẽ dừng và báo lỗi. Phương án điều chỉnh là cần kiểm tra và chuyển chế độ hoạt động của dàn lạnh về cùng một chế độ lạnh hoặc sưởi.
  • Ở chế độ lạnh, hệ thống quạt của dàn lạnh chạy ngay lập tức và phát hơi lạnh. Ở chế độ sưởi, hệ thống quạt cũng vẫn hoạt động để chạy máy và trung hòa nhiệt độ không khí, đợi từ 3 đến 5 phút là có thể phát hơi nóng theo nhu cầu.

Bước 3: Tắt máy

Quy trình chạy máy sẽ thực hiện ngược lại với quy trình vận hành máy.

  • Khi hệ thống hoạt động bình thường, nếu không có nhu cầu sử dụng thì dùng điều khiển từ xa để tắt máy bằng cách nhấn nút khởi động/tắt máy (ON/OFF). Hoặc người vận hành có thể bật hoặc tắt dàn lạnh trực tiếp từ bộ điều khiển trung tâm hay gắn tường của một vài máy lạnh trong hệ thống khi các dàn lạnh khác vẫn đang chạy.
  • Bạn không nên cắt điện cung cấp nếu hệ thống đang hoạt động hàng ngày để tránh xảy ra lỗi hệ thống, đồng thời chỉ cắt nguồn điện trong trường hợp dàn lạnh không được sử dụng dài ngày. Bạn có thể cắt các nguồn điện cung cấp cho dàn lạnh và dàn nóng tạm thời.

Lưu ý quan trọng:

  • Chỉ được phép chạy hoặc tắt hoạt động của dàn lạnh bằng bộ điều khiển dàn lạnh đó.
  • Không tắt máy bằng cách ngắt nguồn điện hay tắt Aptomat khi hệ thống đang vận hành, chỉ ngắt điện và ngắt aptomat khi hệ thống đã tắt hẳn và không sử dụng.
  • Nếu vì lý do nào đó bị mất nguồn điện khi hệ thống điều hòa đang hoạt động, sau khi có điện trở lại sau 2-4 tiếng thì hệ thống sẽ hoạt động giống với điều kiện trước đó. Nếu biết trước mất điện kéo dài thì hãy tắt các aptomat của dàn lạnh và dàn nóng, sau đó chạy lại từ đầu.
  • Để các thiết bị điện tử như đài, tivi,… cách xa dàn lạnh ít nhất 1m.
  • Các dàn lạnh phải hoạt động chung 1 chế độ sưởi ẩm hay làm lạnh, tuyệt đối không dùng dàn lạnh chạy các chế độ khác nhau.

III. Hướng dẫn vận hành hệ thống VRV

  • Bước 1:Đầu tiên, luôn phải thực hiện kiểm tra hệ thống trước khi vận hành.

Các bộ phận cần thực hiện kiểm tra lần lượt là: máy nén; bình ngưng và hệ thống phân phối nước; bình bay hơi; mức dầu; tủ điện điều khiển; các valve trên dàn; kiểm tra cân bằng các cụm VRV.

  • Bước 2:Khởi động cho bộ xử lý nhiệt ẩm hoạt động nhằm thực hiện bơm nước, khởi động tầng kỹ thuật.
  • Bước 3:Bật tất cả công tắc các van điện hoặc các van không đóng thường xuyên đã mở chưa.
  • Bước 4:Thực hiện khởi động các bơm nước giải nhiệt, bơm nào được hoạt động thì mở các van, còn lại các van sẽ phải được khóa lại. Đồng thời, nhiệt độ nước vào bình ngưng là 35 độ C và ra khỏi bình ngưng là 30 độ C, nếu dưới mức nhiệt này thì không cần thiết chạy quạt giải nhiệt.
  • Bước 5: Khởi động màn hình tổng hệ thống VRV.
  • Bước 7:Hệ thống trong quá trình lắp đặt ban đầu đã được set up về mặc định thường dùng, khi bật lên chỉ cần ấn “auto”, một lúc sau hệ thống sẽ tự hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ thích hợp, máy sẽ tự động giảm tải.
  • Bước 8: Khi thực hiện thao tác dừng hệ thống, người vận hành cần nhấn nút “stop” trên màn hiển thị, trong vòng 10 phút máy sẽ dừng lại. Tiếp tục, thực hiện tắt các bộ phận khác trong dàn: bình ngưng tụ, bơm giải nhiệt và các van của bơm, bơm nước lạnh và các van của bơm…
  • Sau cùng, kiểm tra vệ sinh nơi hoạt động máy, ghi chép lịch sử hoạt động cho công tác bảo trì sau này.

Hướng dẫn vận hành hệ thống VRV

IV. Một số lưu ý trong quá trình vận hành hệ thống VRV

  • Bắt buộc phải có nhân viên kỹ thuật điện lạnh, điều hòa nhiệt độ chuyên môn để vận hành toàn hệ thống VRV.
  • Phải ghi chép đầy đủ nhật ký vận hành và các thông số của hệ thống trong từng buổi chạy: thời gian chạy, điện áp, dòng điện hay nhiệt độ,… và phải có xác nhận của người có chuyên môn.
  • Bảo trì lại hệ thống định kỳ.
  • Thường xuyên kiểm tra kỹ thuật về điện áp nguồn, độ lệch pha. Nếu ngoài giới hạn cho phép, không được vận hành hệ thống
  • Phải làm vệ sinh công nghiệp hệ thống VRV thường xuyên tránh bụi bẩn gây cản trở vận hành.
  • Đọc kỹ hướng dẫn kỹ thuật đính kèm sản phẩm của hãng để nắm bắt cấu trúc của hệ thống.

Quý khách có nhu cầu mua, lắp đặt hệ thống điều hòa trung tâm với mức giá cạnh tranh vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ EDG

VPGD: Số 10 đường 18M, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

ĐT: 0974.846.976 - 0964.975.695

Email: tongkhodieuhoa@gmail.com

0/5 (0 Reviews)

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.